Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019
Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019
Hình ảnh trước và sau khi cắt bao quy đầu ở nam giới
Hình ảnh trước và sau khi cắt bao quy đầu được rất nhiều nam giới quan tâm để có thể nắm bắt được tình hình của bệnh trước và sau khi tiến hành thủ thuật “cậu nhỏ” sẽ ra sao? Có ảnh hưởng gì không? Có nhất thiết phải cắt bao quy đầu không? … Nếu bạn đang có băn khoăn như trên thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
Hình ảnh trước khi cắt bao quy đầu
Bao quy đầu không còn là hiện tượng xa lạ với nam giới, bao quy đầu chính là lớp da bên ngoài có tác dụng bảo vệ dương vật. Theo lẽ tự nhiên thì lớp da này sẽ tự lột xuống khi nam giới đến tuổi trưởng thành. Thế nhưng trong nhiều trường hợp bất thường thì vì một vài nguyên nhân mà lớp da quy đầu lại không thể nào tuột xuống được. Hiện tượng này sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và có ảnh hưởng đến sức khỏe cho nam giới. Hình ảnh dưới đây chính là hình ảnh trước khi cắt bao quy đầu mà bạn có thể quan sát được:
Cắt bao quy đầu được áp dụng trong những trường hợp sau
- Dài bao quy đầu
Là hiện tượng mà lớp da bao bọc bên ngoài dương vật quá dài, lớp da này phủ kín “cậu bé”. Cứ mỗi khi dương vật cương cứng thì nam giới lại phải lấy tay để kéo lớp quy đầu xuống gây ra rất nhiều phiền toái.
- Hẹp bao quy đầu
Đó là khi lớp da bọc chặt lấy dương vật và điều này khiến cho nam giới không thể tự dùng tay để lột lớp da đó xuống được.
Hẹp bao quy đầu
- Nghẹt bao quy đầu
Được đánh giá là một trong những bệnh lý thường gặp ở bao quy đầu do hiện tượng bao quy đầu khi mà lộn ra được nhưng lại không thể lộn trở lại được. Đây là một nguyên do để khiến các mạch máu tại bao quy đầu bị tắc nghẽn và trở nên phù nề. Nếu như bạn quan sát cũng sẽ nhận thấy phần bao quy đầu và quy đầu bị sưng tấy thành một khối lớn. Khi bị các hiện tượng này mà không được điều trị kịp thời thì các khối sưng như càng thâm đen, lâu dần thì hoại tử khiến cho người bệnh có cảm giác đau đớn.
Xem thêm: Bệnh liệt dương là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa
Xem thêm: Bệnh liệt dương là gì? Nguyên nhân dấu hiệu và cách chữa
Hiện nay thì tại phòng khám Ngọc Linh cũng đã có những bước tiến vượt trội trong việc áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, áp dụng công nghệ Hàn Quốc để thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Bạn sẽ chỉ mất 20 phút trong quá trình làm tiểu phẫu. Thời gian phục hồi nhanh, không cần nằm viện. Khi hoàn thành xong tiểu phẫu thì “cậu nhỏ” của phái mạnh cũng sẽ tự tin với diện mạo bao quy đầu mới.
Nếu không cắt bao quy đầu có làm sao không?
Khi nam giới mà không may bị dài, hẹp bao quy đầu mà không nhanh chóng khắc phục cắt đi thì sẽ là nguyên nhân viêm nhiễm bao quy đầu cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn thông qua được tình dục.
Thêm một điều đó nữa là khi lớp da bao quy đầu dài như vậy sẽ khiến cho các chàng vệ sinh vùng kín không được sạch sẽ. Các chất bụi bẩn hay nước tiểu trong khi sinh hoạt thường ngày sẽ tích tụ, lắng đọng lại tăng nguy cơ cho bạn bị viêm nhiễm và các vi khuẩn khác tấn công gây bệnh.
Có rất nhiều trường hợp khi bị viêm bao quy đầu nặng dẫn đến viêm ngược trở lại và viêm đến tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt. Bao quy đầu cũng sẽ là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sự rối loạn cương dương, xuất tinh sớm mà có thể gây ra bệnh ung thư dương vật.
Hy vọng bài viết trên bên cạnh việc cung cấp cho bạn một số hình ảnh trước và sau khi cắt bao quy đầu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn hãy liên hệ với Phòng khám Ngọc Linh nhé
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019
Khám Bệnh Nam Khoa Là Khám Những Gì?
Khám nam khoa là khám những gì hay quy trình khám bệnh nam khoa diễn ra như thế nào là mối quan tâm của không ít nam giới khi nghi ngờ mình mắc bệnh nam khoa.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh nam khoa đang có xu hướng ngày càng tăng lên chóng mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống và sinh hoạt không lành mạnh cùng với các điều kiện môi trường, khí hậu thay đổi khiến cho chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì lý do đó, khám nam khoa là giải pháp giúp nam giới phòng tránh hoặc phát hiện sớm các căn bệnh tại bộ phận sinh dục và kịp thời chữa trị. Với những nam giới chưa từng có kinh nghiệm khám nam khoa, hầu hết đều tỏ ra vô cùng tò mò trước các quy trình khám chữa bệnh này. Nhằm mục đích giúp phái mạnh yên tâm hơn khi đi khám, sau đây Phòng khám Ngọc Linh sẽ chia một số thông tin về các bước và quy trình khám bệnh nam khoa.
Khám bệnh nam khoa là khám những gì?
Khám nam khoa là một trong những biện pháp giúp cho nam giới nắm rõ tình trạng sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của bản thân thông qua việc kiểm tra và đánh giá tình trạng hoạt động của các bộ phận trong cơ quan sinh dục. Từ đó, có những biện pháp điều trị kịp thời hoặc chăm sóc cơ thể tốt nhất, dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Nhờ vậy, có thể góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân.
Trở lại với câu hỏi khám nam khoa là khám những gì? Rất nhiều nam giới tin rằng vì đây là một cuộc thăm khám nam khoa, nên những thao tác khám bệnh chỉ được thực hiện tại bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: Quy trình khám nam khoa không chỉ được thực hiện tại bộ phận sinh dục, mà nam giới vẫn sẽ được khám tổng quát và kiểm tra tất cả các yếu tố cơ bản, để đánh giá tình trạng sức khỏe, cụ thể như sau:
Kiểm tra các chỉ số cơ thể bao gồm chiều cao, cân nặng, tim mạch, huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
Việc thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sẽ giúp cho các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý phát sinh tại bộ phận sinh dục của nam giới. Từ đó, đưa ra các phương pháp chữa trị phù hợp.
Quy trình khám nam khoa như thế nào?
Nhìn chung, quy trình khám nam khoa ở Ngọc Linh sẽ có các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra các chỉ số cơ bản của cơ thể và khám bên ngoài bộ phận sinh dục
Trước khi thăm khám chuyên sâu, nam giới sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra các chỉ số cơ bản của cơ thể bao gồm: Chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim.
Trong quá trình đó, bệnh nhân sẽ cung cấp cho các bác sĩ một vài thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử mắc bệnh trong cơ thể hoặc tại cơ quan sinh dục. Đồng thời, các giải pháp và loại thuốc đã từng sử dụng để chữa trị bệnh những căn bệnh đó.
Tiếp đến, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra ổ bụng bằng cách sử dụng tay ấn nhẹ vào bụng dưới hoặc tiến hành siêu âm nhằm phát hiện các khối u bất thường hoặc tình trạng thoát vị bẹn.
Bước 2: Khám tập chung tại bộ phận sinh dục
Ban đầu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám bên ngoài bộ phận sinh dục của nam giới để kiểm tra xem có tồn tại tổn thương, viêm loét hoặc u cục nào không? Điều này giúp họ phát hiện được các căn bệnh viêm nhiễm nam khoa hoặc bệnh xã hội như bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…. Tiếp đến, kiểm tra tinh hoàn xem có bị ẩn hay không? Có xuất hiện khối u tại tinh hoàn hay không?
Bước 3: Tiến hành xét nghiệm
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình khám nam khoa. Bởi các xét nghiệm này sẽ làm sáng tỏ những nghi ngờ, khúc mắc của các bác sĩ chuyên khoa trong quá trình khám bên ngoài bộ phận sinh dục trước đó. Đồng thời, giúp họ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Một số xét nghiệm mà bạn bắt buộc phải thực hiện như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch niệu đạo. Ngoài ra, một số nam giới còn phải xét nghiệm mẫu tế bào của các khối u cục ở vùng kín hoặc của hiện tượng viêm loét tại cơ quan sinh dục.
Quá trình khám nam khoa sẽ giúp bạn phát hiện một số căn bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, viêm tuyến tiền liệt… hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, bệnh mụn rộp sinh dục… Từ đó, có các hướng điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng mà căn bệnh đó gây ra cho sức khỏe của nam giới.
Xem thêm: Viêm mào tinh hoàn nguy hiểm như thế nào đối với nam giới
Xem thêm: Viêm mào tinh hoàn nguy hiểm như thế nào đối với nam giới
Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019
Rong kinh là gì?
Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều tới tâm sinh lý và sức khỏe của phái đẹp. Nếu không kịp thời điều trị, rong kinh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây vô sinh.
1. Rong kinh là gì?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 – 5 ngày, mất đi khoảng 50 – 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.
Rong kinh rong huyết có biểu hiện là kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay bằng cần phải sử dụng tới 2 băng vệ sinh và cần thay băng liên tục mỗi giờ. Về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ hay bị đau bụng dưới. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
2. Nguyên nhân gây rong kinh
2. Nguyên nhân gây rong kinh
Nguyên nhân gây rong kinh được chia thành hai loại: rong kinh cơ năng và do nguyên nhân thực thể.
- Rong kinh cơ năng: thường gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. Ở lứa tuổi này, nội tiết tố biến đổi nhiều, lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều. Trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các bạn gái thường có vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21 – 40 ngày, lên xuống 10 ngày giữa các chu kỳ. Rong kinh đôi khi đi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó phụ nữ có một vòng kinh dài bất thường.
- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung,…
Ngoài ra, một số thuốc tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) có thể gây rong kinh.
3. Rong kinh có ảnh hưởng gì không?
Tình trạng rong kinh gây ra khá nhiều hệ lụy như:
- Rong kinh kéo dài sẽ khiến phái đẹp bị mất máu nhiều, dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở,…
- Tình trạng ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung, lên vòi trứng gây viêm phần phụ hay thậm chí là gây vô sinh sau này.
- Ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu hay thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Rong kinh còn là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm thì các căn bệnh này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
4. Nên làm gì khi bị rong kinh?
Khi bị rong kinh, phụ nữ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều.
- Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Duy trì chế độ ăn uống ít thịt và chất béo, bổ sung thêm thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Phụ nữ nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.
- Ăn ngải cứu hằng ngày vì theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm lượng máu xấu trong chu kỳ kinh.
- Đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh nặng, nhẹ.
Khi bị rong kinh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Xem thêm: Dấu hiệu tắc vòi trứng mà chị em phụ nữ nên biết
Xem thêm: Dấu hiệu tắc vòi trứng mà chị em phụ nữ nên biết
Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019
Giải quyết chứng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt hay các triệu chứng khó chịu khi đến chu kỳ kinh là vấn đề mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng gặp phải. Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, từ đau bụng kinh (thống kinh) đến kinh nhiều, kinh dày (đa kinh), kinh thưa, kinh ít (thiểu kinh, vô kinh). Các bất thường kinh nguyệt đem lại sự khó chịu cho phụ nữ và có thể làm giảm khả năng thụ thai. Chẩn đoán sớm và điều trị rối loạn kinh nguyệt là điều cần thiết để đem lại cuộc sống tự tin, hạnh phúc cho phái nữ. Hãy tham vấn với bác sĩ sản phụ khoa khi bạn bị bất cứ bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt.
Tìm hiểu chung
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?
Chu kỳ kinh nguyệt thường mang lại một loạt các triệu chứng khó chịu. Hội chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như đau quặn bụng và mệt mỏi là các vấn đề phổ biến nhất , nhưng các triệu chứng thường mất đi khi chu kì bắt đầu. Tuy nhiên, các bất thường kinh nguyệt khác nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra như kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, không có kinh
.
Hãy nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau. Một chu kỳ là bình thường với bạn nhưng có thể bất thường đối với người khác. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn kinh nguyệt là:
- Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ;
- Rong kinh. Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kì kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
- Vô kinh. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kì kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kì kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
- Mang thai hoặc cho con bú. Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
- Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức. Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
- Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và bạn có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
- Suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồn trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
- Bệnh viêm vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
- U xơ tử cung. U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như:
- Tuổi. Nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt lúc 11 tuổi hoặc trẻ hơn có nguy cơ cao gặp phải các cơn đau nặng, chu kì kinh dài và nhiều hơn. Trẻ em gái mới dậy thì có thể bị vô kinh trước khi chu kỳ rụng trứng trở nên thường xuyên khi trưởng thành. Những phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị lỡ kinh và thỉnh thoảng bị xuất huyết nặng;
- Cân nặng. Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và vô kinh;
- Chu kỳ kinh nguyệt và lượng kinh. Chu kì kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn có thể dẫn đến các cơn đau quặn bụng;
- Tiền sử mang thai. Những phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ cao bị rong kinh. Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có nguy cơ cao bị đau bụng kinh còn những người phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi trẻ có nguy cơ thấp hơn;
- Hút thuốc. Hút thuốc có thể khiến cho rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn;
- Căng thẳng. Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể ngăn chặn việc sản sinh ra các hormone luteinizing, dẫn đến vô kinh tạm thời
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Những ghi chú trong chu kì kinh, tần suất chu kì kinh và các triệu chứng mà bạn gặp phải có thể hỗ trợ chẩn đoán.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu, từ đó đánh giá cơ quan sinh sản và xác định xem cổ tử cung hoặc âm đạo có bị viêm hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư hoặc các tình trạng bệnh cơ bản khác.
Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem sự mất cân bằng nội tiết tố có gây ra các vấn đề kinh nguyệt hay không. Nếu bạn cho rằng mình đã có thai, bác sĩ hoặc y tá sẽ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trong quá trình khám.
Các xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán nguồn gốc các vấn đề kinh nguyệt của bạn bao gồm:
- Sinh thiết nội mạc tử cung (phương pháp này trích xuất một mẫu mô từ nội mạc tử cung và gửi đi phân tích thêm);
- Soi buồng tử cung (bác sĩ sẽ đưa một camera nhỏ vào tử cung để xem có bất kỳ điều gì bất thường không);
- Siêu âm (thiết lập hình ảnh của tử cung).
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng như điều tiết chu kỳ kinh. Nếu là đa kinh hay thiểu kinh so với bình thường có liên quan đến tuyến giáp hoặc các chứng rối loạn nội tiết tố khác thì sau khi bạn áp dụng liệu pháp thay thế hormone, chu kỳ kinh sẽ đều đặn trở lại.
Xem thêm: Cắt tử cung liệu có còn kinh nguyệt không?
Xem thêm: Cắt tử cung liệu có còn kinh nguyệt không?
Đau bụng kinh có thể là do nội tiết tố hoặc do nguyên nhân khác bạn cũng có thể được chỉ định điều trị để giải quyết vấn đề, ví dụ như uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm vùng chậu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Các yếu tố ăn uống. Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước chu kì kinh có thể giúp bạn chỉ gặp một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Hạn chế uống cà phê, đường và uống rượu cũng sẽ có ích;
- Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu;
- Tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh;
- Quan hệ tình dục. Cảm giác cực khoái có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh;
- Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm đau bụng kinh;
- Vệ sinh kinh nguyệt. Thay đổi băng vệ sinh từ 4-6 giờ. Bạn hãy tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục. Bạn không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch.
Phụ nữ là một nửa của thế giới. Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ là điều quan trọng để thể hiện sự yêu thương cũng như nâng niu dành cho phái đẹp. Các chị em phụ nữ hãy học cách yêu thương và tự bảo vệ mình, đừng ngại ngùng khi đi khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ. Các rối loạn về kinh nguyệt có thể được can thiệp chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện một phần khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp. Đặc biệt các rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân của hiếm muộn hoặc vô sinh cần được chữa trị sớm khi phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản thì khả năng hồi phục sự thụ thai mới cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019
Điều Trị Yếu Sinh Lý Ở Nam Giới Có Những Phương Pháp Nào?
Yếu sinh lý không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của vợ chồng và bản lĩnh phái mạnh. Vậy các phương pháp điều trị yếu sinh lý để tìm lại bản lĩnh đàn ông là gì?
1. Cách điều trị yếu sinh lý ở nam giới theo y học hiện đại
Đối với bệnh yếu sinh lý, các hướng điều trị thường được sử dụng phổ biến hiện nay là Tây Y, Đông Y và điều trị bằng các phương pháp dân gian. Mỗi phương pháp điều trị đều có những đặc điểm riêng biệt.
1.1. Cách chữa yếu sinh lý nam bằng thuốc
Thuốc uống chữa bệnh yếu sinh lý nam giới thường được điều chế với nhiều dạng khác nhau như dạng uống, dạng tiêm, dạng ngậm và dạng thuốc đặt.
Cụ thể như sau:
- Dạng uống: thường dùng nhất là Viagra, Levitra, Cialis,…
- Thuốc tiêm: thường dùng nhất là prostaglandin E1, phentolamine… tiêm trực tiếp vào thể hang dương vật để hỗ trợ cương cứng trong thời gian nhất định. Phương pháp này có thể gây đau.
- Các thuốc đặt như Alprostadil được sử dụng để đặt vào trong dương vật. Thuốc đặt thường ít được sử dụng hơn thuốc uống vì khó sử dụng hơn, có thể gây đau, chảy máu dương vật.
Ngoài ra còn có dạng gel bôi, dạng thuốc xịt (Stud) để cải thiện một số dấu hiệu rối loạn tình dục tạm thời. Đa phần các thuốc chữa bệnh yếu sinh lý mang lại công dụng giúp tăng cường ham muốn tình dục, duy trì khả năng cương cứng của dương vật và giúp nam giới có thể kéo dài thời gian quan hệ tình dục, góp phần hỗ trợ khắc phục các chứng bệnh yếu sinh lý, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương.
Khi sử dụng các thuốc trên cần tuân thủ chỉ định sử dụng từ bác sĩ. Một số loại thuốc không cần kê toa, được bày bán khá rộng rãi nhưng không khuyến khích sử dụng vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là khi dùng sai thuốc, quá liều, dùng trong thời gian dài, tương tác với các thuốc điều trị khác,…
1.2. Cách chữa yếu sinh lý nam bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là biện pháp được sử dụng trong điều trị yếu sinh lý nam, giúp cải thiện khả năng sinh lý. Các kỹ thuật được áp dụng trong phương pháp này là nhiệt vật lý trị liệu, quang vật lý trị liệu hoặc sóng ngắn, sóng viba, điều trị bằng thiết bị chân không,…
Cơ chế hoạt động chính của các kỹ thuật này là tạo lực hút giúp dương vật cương cứng lên, kích thích dây thần kinh điều khiển chức năng sinh lý. Từ đó nhằm thúc đẩy toàn hoàn máu, tăng cường ham muốn tình dục, giúp nam giới cải thiện và phục hồi chứng yếu sinh lý.
1.3. Điều trị yếu sinh lý bằng phẫu thuật
Một số các bệnh lý nam khoa như hẹp bao quy đầu, bệnh lý tuyền tiền liệt hoặc dây thần kinh ở bao quy đầu quá nhạy cảm có thể là nguyên nhân khiến cho nam giới bị yếu sinh lý và các rối loạn hoạt động tình dục. Ngoài ra một số phẫu thuật can thiệp cũng có thể được chỉ định nếu như điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả, bao gồm:
- Phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo
- Phẫu thuật nối thông động mạch
Các phẫu thuật này đều phức tạp khi thực hiện, cần có chuyên môn rất cao thì bác sĩ mới có thể thực hiện được. Ngoài ra nếu bệnh nhân không đáp ứng được các yêu cầu về sức khoẻ thì cũng không được chỉ định thực hiện phẫu thuật.
2. Cách chữa yếu sinh lý nam hiệu quả từ dân gian
Các phương pháp dân gian trong điều trị yếu sinh lý được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn để cải thiện tình trạng sinh lý. Đa phần các phương pháp dân gian thường sử dụng những loại cây quanh nhà, có các tác dụng thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện sức khoẻ. Một số thảo dược tự nhiên được sử dụng để cải thiện sức khoẻ sinh lý gồm có:
2.1. Chữa yếu sinh lý với bài thuốc từ rễ cau
Là loại cây quen thuộc, gần gũi, được trồng nhiều ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích như làm bóng mát, làm cảnh, ăn kèm với trầu,… cau cũng là một dược liệu tự nhiên được sử dụng để cải thiện một số vấn đề về sức khoẻ, trong đó có bệnh yếu sinh lý.
Cách thực hiện khá đơn giản
Chuẩn bị
- Rễ cau 30g. Nên chọn phần rễ non
Thực hiện
- Rửa sạch, để ráo, sao vàng rễ cau rồi thái nhỏ
- Sắc rễ cau với 400ml nước, đến khi còn khoảng 150 – 100 ml nước là dùng được.
- Chia phần nước sắc làm 2 phần, dùng uống 2 lần trong ngày để cải thiện khả năng sinh lý.
2.2. Bài thuốc chữa yếu sinh lý từ cây ba kích
Ba kích là vị thuốc dân gian mọc ở một số vùng núi tại nước ta. Dân gian từ lâu đã dùng ba kích để cải thiện sinh lý nam, bồi bổ thần kinh, trợ tinh dương, kích thích tình dục, trừ phong thấp, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, đau mỏi lưng, gối,…
Xem thêm: Những căn bệnh mà nam giới thường hay mắc phải
Xem thêm: Những căn bệnh mà nam giới thường hay mắc phải
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị
- Ba kích khoảng 20g.
- Dâm dương hoắc 12g
- Sa sâm 12g
- Nhục thung dung 12g
- Câu kỷ tử 12g
- Thỏ ty tử 12g
- Đương quy 8g
- Cam thảo 8g
- Đỗ trọng 8g
- 3 quả đại táo
- Rượu trắng 35 – 40 độ
Thực hiện
- Rửa sạch các vị thuốc trên sau đó thái nhỏ, phơi khô
- Ngâm các nguyên liệu với rượu trắng
- Sau khoảng 1 tuần ngâm dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 15ml
2.3. Dùng dâm dương hoắc chữa yếu sinh lý nam hiệu quả
Dâm dương hoắc có ở nhiều vùng núi tại nước ta, thường dùng trong dân gian để cải thiện các vấn đề về thận, hổ trợ bổ thận tráng dương. Dâm dương hoắc thường tác động chính vào can thận, giúp mạnh gân cốt, ích tinh. Nhiều thành phần hữu ích như alcaloid, flavonoid và saponosid, phytosterol, tinh dầu, acid béo, vitamin E… cũng được tìm thấy trong loại thảo dược này.
Chuẩn bị
- Dâm dương hoắc 1/2kg
- Rượu trắng hoặc rượu gạo 5 lít
Thực hiện
- Dâm dương hoắc sao cho hơi khô lại.
- Đem ngâm dâm dương hoắc với rượu, đậy kín.
- Ngâm khoảng 5 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 20ml
2.4. Cách chữa yếu sinh lý từ lá hẹ
Hẹ có nhiều thành phần tự nhiên tốt cho sức khoẻ và sinh lý như sulfide, linalool, proteine, odorin, aliin, methylaliin, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamin C,… Ngoài ra còn có vị ngọt nhẹ, dễ sử dụng vì có các loại đường fructose, glucose, lactose, sucrose. Dân gian dùng hẹ để bổ dương, trở thận, làm mát, giải độc. Có thể dùng hẹ để chữa yếu sinh lý và tăng cường sức khoẻ theo cách sau:
Chuẩn bị
- Hẹ tươi 1 nắm
Thực hiện
- Ngâm hẹ tươi và rửa sạch với nước muối, để ráo
- Xay nhuyễn hẹ và chắt lấy nước, mỗi ngày có thể uống khoảng 2 lần
- Dùng liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện sức khoẻ
2.5. Dùng giá đỗ chữa yếu sinh lý hiệu quả bất ngờ
Trong thành phần của giá đỗ có nhiều vitamin, nhất là vitamin B2, caroten, vitamin C, B12, kẽm, protein,… Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ sinh lý của nam giới. Cách dùng giá đỗ theo kinh nghiệm dân gian cũng khá đơn giản.
Chuẩn bị
- Giá đỗ 200g
- Kỷ tử 12g
- Củ mài 20g
Thực hiện
- Rửa sạch giá đỗ, để ráo
- Nấu sôi với một nồi nước nhỏ, sau khoảng 25 phút thì tắt bếp
- Có thể cho các gia vị tuỳ thích vào và sử dụng.
- Dùng cả cái và nước để có hiệu quả tốt nhất.
2.6. Nhân sâm – Vị thuốc vàng chữa yếu sinh lý
So với các nguyên liệu trên, nhân sâm khó kiếm hơn, thời gian thực hiện lâu và chi phí để sử dụng cũng khá cao. Tuy nhiên từ lâu, nhân sâm được dân gian xem là dược liệu rất tốt cho nam giới. Loại dược liệu này có nhiều saponin, đặc biệt là ginsenoside hỗ trợ làm tăng lượng testosterone giúp nam giới sung mãn hơn. Cách dùng nhân sâm như sau:
Chuẩn bị
- Nhân sâm khoảng 6 năm tuổi
- Bình thuỷ tinh ngâm rượu
Thực hiện
- Rửa sạch nhân sâm sau đó đem ngâm với rượu nếp nguyên chất, đậy kín bình ngâm rượu.
- Ngâm từ 3 tháng hoặc hơn thì có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày nhấp 1 ngụm nhỏ nhân sâm để giúp tăng cường sinh lý.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)